Đề thi thử tốt nghiệp THPT theo mẫu 2025 môn Vật lý - Đề chất lượng cao - Đề số 1
Chào mừng các thí sinh đến với Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lý!
Đây là một bài thi thử chất lượng được thiết kế cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp theo mẫu 2025 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, giúp các em làm quen với cấu trúc mới và độ khó của đề thi thật. Với các câu hỏi đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, đề thi này sẽ giúp các em ôn luyện hiệu quả, cải thiện khả năng làm bài và củng cố kiến thức trọng tâm.
Hãy thử sức với đề thi này và tự đánh giá năng lực để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới. Chúc các em ôn thi đạt kết quả cao và tự tin bước vào kỳ thi chính thức!
Câu 1: Vật ở thể nào thì có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng?
A. Thể rắn.B. Thể lỏng.
C. Thể khí.
D. Thể lỏng và thể khí.
Câu 2: Biển báo như ở Hình 1 mang ý nghĩa nào sau đây?
B. Khu vực có điện cao áp.
C. Khu vực có từ trường mạnh.
D. Khu vực có đồ vật rơi.
Câu 3: Một lượng chất lỏng có khối lượng \(m\) và nhiệt hoá hơi riêng \(L\). Nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng chất lỏng trên hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi là \(Q\). Hệ thức nào sau đây đúng?
A. \(Q = mL\).B. \(Q = \frac{L}{m}\).
C. \(m = QL\).
D. \(m = \frac{L}{Q}\).
Câu 4: Nhiệt độ trung bình của nước ở nhiệt giai Celsius là 27 °C. Trong thang nhiệt giai Kelvin (K), nhiệt độ trung bình của nước là bao nhiêu?
A. 273 K.B. 246 K.
C. 300 K.
D. 327 K.
Câu 5: Nội năng của một vật phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ và thể tích của vật.B. Nhiệt độ và áp suất của vật.
C. Áp suất và thể tích của vật.
D. Nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.
Câu 6: Một xi lanh cách nhiệt chứa khí lí tưởng và ngăn với môi trường ngoài bởi một piston cách nhiệt. Người ta truyền cho khí trong xi lanh nhiệt lượng 100 J. Khí giãn nở thực hiện công 60 J đẩy piston. Độ biến thiên nội năng của khí bằng bao nhiêu?
A. 20 J.B. 40 J.
C. 80 J.
D. 160 J.
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử chất khí?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
D. Va chạm vào thành bình và gây áp suất lên thành bình.
Câu 8: Gọi \(p, V, T\) lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lý tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Boyle?
A. \(pV = \text{hằng số}\).B. \(\frac{V}{p} = \text{hằng số}\).
C. \(\frac{p}{V} = \text{hằng số}\).
D. \(pT = \text{hằng số}\).
Câu 9: Để đưa thuốc từ một cái lọ vào trong một xi lanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy piston vào sát đầu trên của xi lanh, sau đó chọc đầu kim tiêm vào trong lọ thuốc. Khi kéo piston ra, thuốc sẽ vào trong xi lanh. Nhận xét nào sau đây đúng về thể tích và áp suất khí trong xi lanh?
B. Thể tích tăng và áp suất giảm.
C. Thể tích và áp suất cùng tăng.
D. Thể tích và áp suất cùng không đổi.
Câu 10: Nén đẳng nhiệt một lượng khí lý tưởng chứa trong xi lanh từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít, áp suất của khí tăng thêm 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí bằng bao nhiêu?
A. 70 kPa.B. 90 kPa.
C. 80 kPa.
D. 105 Pa.
Câu 11: Xét một khối khí xác định. Gọi p là áp suất của khí, \(\mu\) là mật độ của phân tử khí, m là khối lượng của khối khí, \(\overline{v^2}\) là trung bình của bình phương tốc độ các phân tử khí. Công thức nào sau đây mô tả đúng mối liên hệ giữa các đại lượng đã nêu?
A. \(p = \frac{2}{3}\mu m\overline{v^2}\).B. \(p = 3\mu m\overline{v^2}\).
C. \(p = \frac{1}{3}\mu m\overline{v^2}\).
D. \(p = \frac{3}{2}\mu m\overline{v^2}\).
Câu 12: Tính chất cơ bản của từ trường là
A. Gây ra sự biến đổi về tính chất hấp dẫn của môi trường xung quanh.B. Gây ra lực hấp dẫn tác dụng lên các vật đặt trong đó.
C. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong đó.
D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 13: Một dây dẫn thẳng có dòng điện cường độ I chạy qua, được đặt nằm ngang trong vùng không gian có từ trường đều hướng thẳng đứng xuống dưới như Hình 3. Lực từ tác dụng lên dây có
B. phương ngang, chiều hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
D. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
Câu 14: Hình dưới đây (Hình 4) mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dịch chuyển thanh nam châm ra xa ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây đúng?
B. Độ lớn từ thông qua ống dây giảm, dòng điện chạy trong ống dây theo chiều kim đồng hồ.
C. Độ lớn từ thông qua ống dây tăng, dòng điện chạy trong ống dây ngược chiều kim đồng hồ.
D. Độ lớn từ thông qua ống dây tăng, dòng điện chạy trong ống dây cùng chiều kim đồng hồ.
Câu 15: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ đo nào sau đây?
A. Vôn kế.B. Công tơ điện.
C. Ampe kế.
D. Bút thử điện.
Câu 16: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ ngược hướng nhau.B. Sóng điện từ được truyền trong môi trường vật chất và trong chân không.
C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 17: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm đặt trong một từ trường đều và vuông góc với các đường sức từ. Trong thời gian 0,2 s, cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 1,2 T về 0. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian đó có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 240 mV.B. 240 V.
C. 2,4 V.
D. 2,4 mV.
Câu 18: Laser (Laze) được sử dụng để khoan kim loại vì nó có thể tạo ra một chùm tia sáng với năng lượng lớn, tập trung vào một điểm nhỏ và có độ chính xác cao. Dùng một mũi khoan laser có công suất 100 W để khoan vào một khối kim loại. Biết nhiệt nóng chảy riêng của kim loại là \(250\mathrm{\ }\text{J/g}\), khối lượng riêng của kim loại là \(7\text{,}8\mathrm{\ }\text{g}/{\rm cm}^3\) và đường kính mũi khoan là \(0\text{,}2\mathrm{\ }\text{cm}\). Giả sử đã nung nóng kim loại đến nhiệt độ nóng chảy để khoan. Lấy \(\pi=3\text{,}14\). Để khoan xuyên qua tấm kim loại dày \(0,5\mathrm{\ }\text{cm}\) một lỗ tròn có đường kính bằng đường kính mũi khoan cần thời gian tối thiểu bằng bao nhiêu?
A. \(1\text{,}225\mathrm{\ }\text{s}\).B. \(0\text{,}604\mathrm{\ }\text{s}\).
C. \(0\text{,}306\mathrm{\ }\text{s}\).
D. \(1\text{,}531\mathrm{\ }\text{s}\)
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Phát biểu đúng các bạn đáng dấu check thế này ☑, phát biểu sai các bạn không đánh mà để thế này ☐.
Câu 1: Một nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm đo số mol của một lượng khí không đổi, bằng cách khảo sát mối quan hệ giữa áp suất \(p\) và nhiệt độ \(T\). Trong thí nghiệm, các em sử dụng: một bình kín có dung tích \(V = 5\ l\) chứa khí; nhiệt kế; áp kế. Các bạn học sinh tiến hành tăng từ từ nhiệt độ của khí và ghi lại số liệu áp suất tương ứng. Từ số liệu ghi được, nhóm học sinh vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của áp suất vào nhiệt độ (Hình 6). Mỗi giá trị áp suất ứng với một giá trị nhiệt độ, được biểu diễn bằng một điểm nằm trong ô chữ nhật, kích thước ô chữ nhật cho biết sai số khi đo nhiệt độ là \(\Delta T\), sai số khi đo áp suất là \(\Delta p\).
Câu 2: Một đoạn dây dẫn AB được treo trên những sợi dây đồng mảnh, nhẹ, không dãn, và được kết nối với nguồn điện một chiều như hình vẽ bên. Ngay sát bên phải của đoạn dây dẫn là cực bắc của nam châm vĩnh cửu. Ở vị trí của đoạn dây, các đường sức từ do nam châm gây ra có phương nằm ngang. Thanh trượt biến trở được di chuyển nhẹ nhàng sang bên phải.
Câu 3: Trong quá trình phanh của xe ô tô điện, động cơ có thể được tự động chuyển sang chế độ phát điện. Trong khi tạo ra hiệu ứng phanh, một phần cơ năng của xe được chuyển đổi thành điện năng và được tích trữ trong thiết bị tích trữ điện năng, hạn chế sự tỏa nhiệt đồng thời tích trữ thêm điện năng. Trong Hình 8, máy phát điện được đơn giản hóa thành một khung dây dẫn hình vuông một vòng ABCD, có điện trở không đáng kể, trong từ trường đều. Chiều dài cạnh của khung dây là \(L\), cảm ứng từ là B, trục khung dây OO’ vuông góc với các đường sức từ và cách đều các cạnh AB và CD. Khung dây được kết nối với bộ tích trữ năng lượng.
Câu 4: Hình 9 bên cho thấy đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ \(t\) theo thời gian \(\tau\) trong quá trình nung nóng một thỏi chì có khối lượng 1 kg. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130 \(\mathrm{J/(kg\cdot K)}\).
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.)
Các bạn nhập đáp án vào textbox, dấu phẩy thập phân các bạn nhập dấu chấm, chú ý chỉ nhiều nhất là 4 kí tự.
Câu 1: Khi nhiệt độ cơ thể người là \(T\) thì bức xạ hồng ngoại phát ra ở trán có bước sóng lớn nhất là \(\lambda_{\text{max}}\), liên hệ với \(T\) theo hệ thức Wien: \(\lambda_{\text{max}} \cdot T = 2900 \, \mu\text{m} \cdot \text{K}\). Nhiệt kế hồng ngoại được chế tạo dựa trên hệ thức này để đo nhiệt độ cơ thể. Sử dụng nhiệt kế này đo nhiệt độ từ trán một người, số chỉ nhiệt kế là 37,5 °C. Hãy tính bước sóng lớn nhất \(\lambda_{\text{max}}\) của tia hồng ngoại mà trán người đó phát ra theo đơn vị \(\mu\text{m}\) (làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).
Câu 2: Một khối khí trong xilanh của một động cơ đốt trong 4 kỳ, tại kỳ nổ đã truyền nhiệt lượng 50 kJ ra môi trường bên ngoài, đồng thời giãn nở thực hiện công 40 kJ đẩy pit-tông dịch chuyển. Theo định luật I của nhiệt động lực học \(\Delta U = A + Q\), độ biến thiên nội năng \(\Delta U\) của khối khí là bao nhiêu kJ (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Câu 3: Một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài 0,2 m được đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ 4 mT. Cho dòng điện có cường độ 2 mA chạy qua đoạn dây dẫn này thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn là bao nhiêu \(\mu\text{N}\) (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
Câu 4: Một khung dây gồm \(N\) vòng dây đặt trong từ trường biến đổi đều, khi tốc độ biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi một vòng dây của khung là \(0,04 \, \text{Wb/s}\) thì trong khung dây xuất hiện suất điện động cảm ứng có độ lớn 10 V. Giá trị của \(N\) bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4:
Núi Thần Đinh có độ cao khoảng 342 m so với mực nước biển, ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh rất đẹp và hùng vĩ. Ở chân núi, một người bán hàng sử dụng bơm cầm tay để bơm không khí ở áp suất 100 kPa vào các quả bóng cao su ban đầu chưa có khí. Biết rằng mỗi lần bơm được 0,5 lít không khí vào bóng và nhiệt độ không khí trong bóng luôn bằng nhiệt độ môi trường. Bỏ qua thể tích của thành bóng cao su và coi không khí là khí lí tưởng.
Câu 5: Người bán hàng thực hiện 10 lần bơm thì thể tích của không khí trong một quả bóng là 2,5 lít. Áp suất không khí trong quả bóng lúc này là bao nhiêu kPa (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Câu 6: Một du khách mang một quả bóng chứa \(3\ l\) không khí ở áp suất \(250\ \text{kPa}\), nhiệt độ \(27\ ^\circ \text{C}\) tại chân núi và đi lên đỉnh núi. Khi lên đến đỉnh núi có nhiệt độ \(25\text{,}2\ ^\circ \text{C}\) thì áp suất của không khí trong bóng giảm còn \(247\ \text{kPa}\). Thể tích của bóng lúc này là bao nhiêu lít (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)?

Không có nhận xét nào: