Đề thi học sinh giỏi vật lí 11 tỉnh Quảng Bình vòng 1 năm 2024
Kỳ thi học sinh giỏi Vật lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình hằng năm là một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh và giáo viên. Đặc biệt, sắp tới các đề thi HSG có sự đổi mới rất lớn, chiếu theo sự đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông. Việc tham khảo đề thi HSG vật lí lớp 11 từ các năm trước là phương pháp hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi này. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đề thi học sinh giỏi Vật lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2024, nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải đề.
Việc luyện tập với các đề thi thực tế giúp học sinh nắm vững kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi mới và nâng cao khả năng tư duy. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, giúp các em tự tin hơn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Dưới đây là đề thi học sinh giỏi Vật lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2024.
1 Đề thi học sinh giỏi Vật lý 11 tỉnh Quảng Bình vòng 1 năm 2024
Câu I . Hệ vật treo và vật trên mặt phẳng ngang (2,5 điểm)
Một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn, một đầu được nối với một khúc gỗ khối lượng $M=1\text{,}5\ \text{kg}$ đặt trên mặt bàn nằm ngang, đầu còn lại treo một quả cầu nhỏ khối lượng $m$, sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định ở mép bàn (Hình 1). Hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ với mặt bàn là $μ=0\text{,}16$. Đoạn dây từ ròng rọc đến khúc gỗ nằm ngang. Bỏ qua khối lượng và kích thước của ròng rọc, coi lực ma sát nghỉ tác dụng lên khúc gỗ có giá trị cực đại bằng giá trị của lực ma sát trượt. Lấy $g=9\text{,}8\ \text{m/s}^2$.
- Xét trường hợp \( m = 0.2 \; \text{kg} \), giả thiết khúc gỗ không trượt trên mặt bàn, tính lực căng của sợi dây và cho biết giả thiết đúng hay sai.
- Giá trị của \( m \) phải thỏa mãn điều kiện gì để khúc gỗ không trượt trên mặt bàn?
- Xét trường hợp \( m = 0.5 \; \text{kg} \), tính lực căng của sợi dây.
-
Xét trường hợp \( m = 0.15 \; \text{kg} \), ban đầu quả cầu được giữ ở vị trí sao cho đoạn dây từ ròng rọc đến quả cầu có chiều dài \( l = 50 \; \text{cm} \) và lệch góc \( \alpha_0 = 60^\circ \) so với phương thẳng đứng, các đoạn của sợi dây căng và nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (Hình 2). Thả nhẹ để quả cầu chuyển động với vận tốc ban đầu bằng không. Tại một thời điểm nhất định góc hợp bởi đoạn dây giữa ròng rọc và quả cầu với phương thẳng đứng có giá trị là \( \alpha \).
- Khi khúc gỗ chưa trượt, tính vận tốc của quả cầu theo \( \alpha \).
- Khi khúc gỗ bắt đầu trượt thì \( \alpha \) bằng bao nhiêu?
Câu II . Con lắc lò xo nằm ngang (2,0 điểm).
Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng \( k = 20 \; \text{N/m} \) và một vật nhỏ khối lượng \( m = 200 \; \text{g} \), đặt trên một mặt phẳng ngang dọc theo trục tọa độ \( Ox \) như Hình 3, gốc \( O \) được chọn là vị trí cân bằng của vật nhỏ. Kéo vật nhỏ dọc theo chiều dương của trục \( Ox \) đến tọa độ \( x = 10 \; \text{cm} \) rồi thả nhẹ để vật chuyển động với vận tốc ban đầu bằng không. Chọn gốc thời gian \( t = 0 \) là lúc thả vật. Lấy \( g = 10 \; \text{m/s}^2 \).
- Vật nhỏ đi qua vị trí có tọa độ \( x = -5 \; \text{cm} \) lần thứ nhất tại thời điểm \( t_1 \) và tại đó vật có vận tốc \( v_1 \). Hãy tính \( t_1 \) và \( v_1 \). Biết rằng vùng mặt phẳng ứng với \( x > -5 \; \text{cm} \) có ma sát không đáng kể.
- Kể từ thời điểm \( t_1 \) vật tiếp tục đi vào vùng mặt phẳng có ma sát, hệ số ma sát trượt giữa vật nhỏ và mặt phẳng ngang trong vùng này là \( \mu = 0.235 \). Vật sẽ dừng lại và đổi chiều chuyển động tại vị trí có tọa độ \( x_2 \). Tính \( x_2 \).
Câu III . Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng (2,0 điểm)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe \( a = 0.5 \; \text{mm} \), nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc bước sóng \( \lambda = 0.68 \; \mu\text{m} \), khoảng cách từ hai khe đến màn \( D = 0.8 \; \text{m} \). Một điểm \( M \) cố định trên màn cách vân sáng trung tâm \( 6 \; \text{mm} \).
- Vân sáng gần \( M \) nhất cách \( M \) một khoảng bằng bao nhiêu?
- Để \( M \) thuộc vân sáng bậc 5, phải dịch chuyển tịnh tiến màn theo phương vuông góc với màn một khoảng bằng bao nhiêu?
- Dịch chuyển tịnh tiến màn theo phương vuông góc với màn ra xa hai khe thêm \( 0.8 \; \text{m} \). Trong quá trình dịch chuyển màn có bao nhiêu vân sáng đi qua điểm \( M \)?
Câu IV . Mạch điện một chiều và tụ điện (4,5 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 4), trong đó: \( E = 15.2 \; \text{V} \), \( r = 2 \; \Omega \), \( R_1 = 4 \; \Omega \), \( R_2 = 8 \; \Omega \), \( R_3 = 9 \; \Omega \), \( R_4 = 11 \; \Omega \).
- Tính: cường độ dòng điện chạy qua mạch chính; cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở; hiệu điện thế \( U_{MN} \) giữa hai điểm \( M \) và \( N \).
- Một tụ điện phẳng có hai bản được nối với hai điểm \( M \), \( N \) trong mạch điện ở Hình 4. Các bản tụ được sắp xếp theo phương thẳng đứng và có dạng hình chữ nhật với chiều cao \( H = 1 \; \text{m} \) (Hình 5). Một hạt có khối lượng \( m = 1.2 \; \text{g} \) và mang điện tích \( q = 0.2 \; \mu\text{C} \) được giữ tại một điểm nằm trên đường thẳng đứng cách đều hai bản tụ, ở độ cao \( h = 4 \; \text{cm} \) so với mép trên của các bản tụ. Giả sử điện trường chỉ tồn tại trong khoảng không gian giữa hai bản tụ. Hạt được thả ra và rơi vào giữa hai bản tụ. Khoảng cách \( d \) giữa hai bản tụ phải có giá trị tối thiểu bằng bao nhiêu để hạt có thể bay qua tụ điện mà không chạm vào các bản tụ? Lấy \( g = 10 \; \text{m/s}^2 \). Bỏ qua hiệu ứng cạnh, lực từ và lực cản của không khí.
Câu V . Xử lí số liệu (1,0 điểm)
Trong một thí nghiệm đo điện trở của dây tóc một bóng đèn, với các dụng cụ sau: một bóng đèn dây tóc, một ampe kế, một vôn kế, một nguồn điện có thể điều chỉnh thay đổi được hiệu điện thế, dây nối, khóa \( K \). Thí nghiệm được tiến hành như sau: Mắc mạch điện như Hình 6; Đóng khóa \( K \), điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn điện, ghi lại số chỉ vôn kế (giá trị \( U \)) và số chỉ ampe kế (giá trị \( I \)).
- Từ số liệu ở Bảng 1, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \( I \) vào \( U \) trong hệ tọa độ có trục tung biểu diễn các giá trị \( I \), trục hoành biểu diễn các giá trị \( U \).
- Từ đồ thị hãy cho biết điện trở của dây tóc bóng đèn thay đổi như thế nào và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
2 Đáp án - Đề thi học sinh giỏi Vật lý 11 tỉnh Quảng Bình vòng 1 năm 2024
Bạn vui lòng truy cập tại đây: Đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết Đề thi HSG vật lý 11 Quảng Bình vòng 1 năm 2024. Việc kết hợp giữa đề thi và đáp án sẽ mang đến hiệu quả ôn tập tối đa.
#ĐềHSGlý11năm2024,#ĐềHSGlý11năm20242025,#ĐềHSGlý11mới
Không có nhận xét nào: