Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý sở GD&ĐT Bắc Giang lần 2 năm 2023
Chỉ còn ít ngày nữa là kì thi TN THPT năm 2023 diễn ra. Trong những ngày này, các em học sinh rất cần những đề thi thử chất lượng để rà soát lại tất cả kĩ năng và kiến vật lý đã học và rèn luyện. DẠY HỌC SÁNG TẠO chọn và giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý sở GD và ĐT Bắc Giang lần 2 năm 2023. Trước khi đi thi, hãy đọc một đề nào đó, có thể là đề này, các bạn sẽ gặp may mắn.
1 Đề thi thử TN THPT môn vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
2 Đáp án 20 câu đầu đề thi thử TN THPT môn vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
3 Giải chi tiết 20 câu cuối đề thi thử TN THPT môn vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Câu 21 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án C
Sách giáo khoa Vật lí 12 nêu rõ: Một số loại như dơi, chó, cá heo,... có thể "nghe" được siêu âm.
Câu 22 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án B
Giới hạn quang điện là bước sóng lớn nhất còn có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 23 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án C
Suất điện động tự cảm được tính theo công thức \begin{align} e=-L\frac{\Delta i}{\Delta t} \end{align} Đọc đồ thị ta thấy \begin{align} e_1&=-L\frac{\Delta i_{\text{MN}}}{\Delta t_{\text{MN}}}\\ &=-L\frac{i_{\text{N}}-i_{\text{M}}}{t_{\text{N}}-t_{\text{M}}}\\ &=-L\frac{2-4}{1-0}=2L\\ e_2&=-L\frac{\Delta i_{\text{NP}}}{\Delta t_{\text{NP}}}\\ &=-L\frac{i_{\text{P}}-i_{\text{N}}}{t_{\text{P}}-t_{\text{N}}}\\ &=-L\frac{0-2}{3-1}=L\\ \Rightarrow e_1&=2e_2 \end{align}
Câu 24 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Phản ứng hạt nhân là $$ {^{236}_{88}}\text{Ra}\rightarrow 3{^4_2}\text{He}+{^{\ \ \ 0}_{-1}}\text{e}+{^A_Z}\text{X} $$ Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích ta được \begin{cases} 236&=3\times4+0+A\\ 88&=3\times 2+\left(-1\right)+Z \end{cases} Suy ra $$ A=224, Z=83 $$
Câu 25 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Ở đây $A$ tương tự công thoát êlectron của kim loại, bước sóng dài nhất để xảy ra quang dẫn tương tự giới hạn quang điện $\lambda_0$, tức là $$ \lambda_0=\frac{hc}{A} $$
Câu 26 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Mạch $RLC$ có cộng hưởng điện khi $$ \omega=\omega_0=\frac{1}{\sqrt{LC}}\\ f_0=\frac{\omega_0}{2\pi}=\frac{1}{2\pi\sqrt{LC}} $$
Câu 27 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án B
Chu kì sóng điện từ trong không khí là \begin{align} T&=\frac{\lambda}{c}\\ &=\frac{6000}{3.10^8}=2.10^{-5}\ \text{s} \end{align}
Câu 28 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Cơ năng dao động điều hòa bằng \begin{align} W=\frac{1}{2}m\omega^2A^2 \end{align} Ta thấy ngay hai dao động lệch pha nhau $\frac{\pi}{2}$, tức là vuông pha, ta có thể tính ngay được biên độ dao động tổng hợp \begin{align} A^2=0\text{,}6^2+0\text{,}8^2=0\text{,}01\ \text{m}^2\\ W=\frac{1}{2}\times 0\text{,}2\times5^2\times 0\text{,}01=0\text{,}025\ \text{J} \end{align}
Câu 29 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án C
Từ M đến B pha của sóng giảm đi $2\pi\frac{MB}{\lambda}$, tại B là nút sóng nên khi phản xạ pha giảm thêm $\pi$, sóng phản xạ quay lại M thì pha tiếp tục giảm thêm $2\pi\frac{MB}{\lambda}$, tức là độ lệch pha giữa sóng tới và sóng phản xạ tại M là \begin{align} \Delta φ&=2\pi\frac{MB}{\lambda}+\pi+2\pi\frac{MB}{\lambda}\\ &=4\pi\frac{1}{8}+\pi=\frac{3\pi}{2} \end{align}
Câu 30 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án C
Các bạn xem hình ảnh này nhé:
Câu 31 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án B
Chúng ta sử dụng bảng (table) của máy tính bỏ túi để chạy bài này nhé. Các bạn có thể đọc phương pháp dùng máy tính bỏ túi giải bài tập giao thoa ánh sáng tại đây: GIẢI BÀI TẬP GIAO THOA ÁNH SÁNG BẰNG MÁY TÍNH CASIO, đọc bài toán 4 nhé.
Vị trí gần vân trung tâm nhất có 2 vân sáng thì một trong hai vân có bước sóng nhỏ nhất 0,52 μm, giả sử vân này là vân bậc $k$, vân trùng với nó là vân bậc $k'$ của bước sóng $\lambda$, ta có
$$
k.0\text{,}52=k'\lambda\\
\lambda=0\text{,}52\frac{k}{k'}
$$
Ta sẽ cố định $k$ hoặc $k'$ và cho giá trị còn lại chạy để tìm bước sóng nằm trong khoảng đã cho. Ta chọn cố định $k$, cho $k'$ chạy từ 1 đến 20. Kết quả ta tìm được vân bậc 5 của bức xạ 0,52 μm trùng với vân bậc 4 của bức xạ 0,65 μm là vị trí gần vân trung tâm nhất. Khoảng cách từ vị trí này đến vân trung tâm bằng
$$
x=5\times\frac{0\text{,52}\times 2}{2}=2\text{,}6\ \text{mm}
$$
Câu 32 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Vì hai con lắc dao động trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau, trong khi hai con lắc cùng điểm treo, suy ra hai con lắc va vào nhau khi chúng cùng đi qua vị trí cân bằng. Tức là thời gian từ khi thả (các con lắc ở biến) đến khi va vào nhau (các con lắc ở VTCB) phải bằng $\frac{k_1}{4}T_1$ và bằng $\frac{k_2}{4}T_2$, tức là $$ \frac{k_1}{k_2}=\frac{T_2}{T_1}=\frac{7}{9}\\ \rightarrow t_\text{min}=\frac{7}{4}T_1=\frac{9}{4}T_2 $$
Câu 33 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án A
Công suất chùm sáng tính theo công thức \begin{align} P&=\frac{W}{t}=\frac{nhc}{\lambda t}\\ \Rightarrow \frac{P_1}{P_2}&=\frac{n_1}{n_2}.\frac{\lambda_2}{\lambda_1}\\ \frac{n_1}{n_2}&=\frac{P_1}{P_2}.\frac{\lambda_1}{\lambda_2}\\ &=\frac{1}{0\text{,}2}.\frac{0\text{,}26}{0\text{,}52}=\frac{5}{2} \end{align}
Câu 34 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án A
Câu này đã được giải chi tiết tại đây: GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN VẬT LÝ TỈNH NGHỆ AN LẦN 3 NĂM 2022 (Câu 38).
Ta có sẵn
$$U^2=U_R^2+\left(U_L-U_C\right)^2$$
Để biết chính xác các điện áp hiệu dụng của linh kiện nào, ta lập luận như sau:
+ Do $U_R\lt U$ ($U_R=U$ khi $U_L=U_C$, trong khi ở đây các điện áp đều khác nhau) nên không thể xảy ra trường hợp $U=100\ \mathrm{\mathrm{V}}$.
+ Theo các đáp án thì giá trị tức thời $u_R$ ít nhất cũng bằng $132\ \mathrm{\mathrm{V}}$ nên $U_R$ không thể nhận giá trị $100\ \mathrm{\mathrm{V}}$, và do đó $U$ cũng không thể nhận giá trị $150\ \mathrm{\mathrm{V}}$.
Vậy có hai trường hợp $U=170\ \mathrm{\mathrm{V}}$ hoặc $U=180\ \mathrm{\mathrm{V}}$.
+ Trường hợp $U=170\ \mathrm{\mathrm{V}}$ dẫn đến $U_R=150\ \mathrm{\mathrm{V}}$
Ta thử
$$U^2={170}^2=28900$$
\begin{align}
U_R^2+\left(U_L-U_C\right)^2&={150}^2+\left(180-100\right)^2\\
&=28900
\end{align}
Thỏa mãn phương trình đầu tiên. Ta không xét các trường hợp khác nữa. Tức là ta biết chính xác
$$U=170\ \mathrm{\mathrm{V}}\\
U_R=150\ \mathrm{\mathrm{V}}\\
\left|Z_L-Z_C\right|=80\ \mathrm{\mathrm{V}}$$
Độ lệch pha giữa $u$ và $u_R$ chính là
$$\varphi=\arctan{\frac{80}{150}}={28}^0$$
Dùng đường tròn pha
dễ thấy, khi $u$ lớn nhất, hệ ứng với điểm pha $P$, lúc đó điện áp trên $R$ có độ lớn \begin{align} u_{R_1}&=U_{0_R}\cos{{28}^0}\\ &=150\sqrt2\cos{{28}^0}\\ &=187\text{,}3\ \mathrm{\mathrm{V}} \end{align}
Câu 35 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án A
Nếu P thuộc vân cực đại bậc $k_\text{P}$ và số cực đại giao thoa trên các đoạn AP và BP hơn kém nhau $n$ vân (cả hai đoạn AP và BP cùng chứa P là cực đại) thì $$ |k_\text{P}|=\frac{n}{2} $$ Ở bài toán này $n=4$ tức là P thuộc vân sáng bậc 2. Ta có $$ AP-BP=2\lambda\\ \lambda=\frac{AP-BP}{2}=\frac{22-17}{2}=2\text{,}5 $$ Ta giả sử A là vân bậc $k$, khi đó $$ k=\frac{AA-AB}{\lambda}=\frac{0-12}{2\text{,}5}=4\text{,}8 $$ Giữa A và B có các cực đại bậc $\{-4,-3,...,3,4\}$, có 9 cự đại giữa A và B.
Câu 36 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Lấy giá trị tần số góc $\omega=100\pi\ \text{rad/s}$ từ các đáp án cho nhanh.
Đọc đồ thị ta thấy
$$U_0=200\ \text{V}$$
Ban đầu $u=100\ \text{V}$ (nửa biên độ) và đang tăng, vẽ nhanh đường tròn pha (nhưng chắc các em đã quá sành kĩ năng này rồi nên tôi không vẽ ở đây, còn nếu ai chưa rõ lắm về đường tròn pha thi nên đọc bài viết tuyệt vời này: HỆ TỌA ĐỘ 1000 KG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA). Ta suy ra được pha ban đầu của $u$ là $-\frac{\pi}{3}$, tức là
$$
u=200\cos{\left(100\pi t-\frac{\pi}{3}\right)\ \text{V}}
$$
Tính các trở kháng
$$
Z_L=\omega L=100\pi\times\frac{2}{\pi}=200\ \Omega\\
Z_C=\frac{1}{\omega C}=\frac{1}{100\pi\times\frac{10^{-4}}{\pi}}=100\ \Omega
$$
Vẽ giản đồ véctơ
Từ hình vẽ dễ thấy:
+ Các cạnh MB và AB có độ dài bằng nhau, tức là
$$
U_{{RC}_0}=U=200\ \text{V}
$$
+ Véc tơ $\vec{MB}$ chậm pha $\frac{\pi}{2}$ so với véctơ $\vec{AB}$, tức là $u_{RC}$ chậm pha $\frac{\pi}{2}$ so với $u$.
Cuối cùng ta có biểu thức
\begin{align}
u_{RC}&=200\cos{\left(100\pi t-\frac{\pi}{3}-\frac{\pi}{2}\right)}\ \text{V}\\
&=200\cos{\left(100\pi t-\frac{5\pi}{6}\right)}\ \text{V}
\end{align}
Câu 37 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Tần số góc của con lắc lò xo và bước sóng trên sợi dây lần lượt là
$$
\omega '=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{100}{0\text{,}1}}=10\pi\ \text{rad/s}\\
\lambda=2\pi\frac{v}{\omega}=2\pi\frac{50}{10\pi}=10\ \text{cm}
$$
Chọn trục $Ox$ thẳng đứng hướng lên, ban đầu phần tử O của sợi dây đi qua vị trí cân bằng hướng lên theo chiều dương nên pha ban đầu của nó bằng $-\frac{\pi}{2}$, phương trình dao động của phần tử tại O là
$$
x_\text{O}=A\cos{\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)}\ \text{cm}
$$
Phương trình dao động tại N chậm pha hơn tại O
$$
\Delta \varphi=2\pi\frac{ON}{\lambda}=2\pi\frac{45}{10}=9\pi
$$
Tức là N dao động ngược pha với O
$$
x_\text{N}=-A\cos{\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)}\ \text{cm}
$$
Đối với con lắc lò xo:
+ Ban đầu vật $m$ ở biên dương nên pha ban đầu bằng $0$
+ Độ dãn của lò xo ở VTCB
$$
\Delta \ell_0=\frac{mg}{k}=1\ \text{cm}
$$
nên lúc vật bị nén 2 cm thì nó cách VTCB 3 cm, tức là biên độ bằng 3 cm.
+ VTCB của nó ở trên gốc tọa độ một khoảng 20 cm
Phương trình dao động của $m$ là
$$
x_m=3\cos{\left(10\pi t\right)}+20\ \text{cm}
$$
Khoảng cách giữa N và $m$ là
\begin{align}
d&=x_m-x_\text{N}\\
&=3\cos{\left(10\pi t\right)}+20\ \text{cm}+A\cos{\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)}\\
&=3\cos{\left(10\pi t\right)}+A\cos{\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)}+20\\
&=\sqrt{3^2+A^2}\cos{\left(10\pi t+\varphi\right)}+20
\end{align}
(Ở đây, hai dao động vuông pha nhau nên biên độ dao động tổng hợp tính theo định lí Pitago)
Khoảng cách giữa N và $m$ nhỏ nhất ($d=d_{min}=15\ \text{cm}$) khi $\cos{\left(10\pi t+\varphi\right)}=-1$, tức là
\begin{align}
-\sqrt{3^2+A^2}+20&=15\\
\Rightarrow A&=4\ \text{cm}
\end{align}
Câu 38 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án D
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối ta xác định được $$ k=3 $$ Năng lượng tỏa ra của mỗi phản ứng phân hạch là \begin{align} E&=\left(m_n+m_\text{U}-m_\text{I}-m_\text{Y}-3m_n\right).c^2\\ &=\left(234\text{,}99322-138\text{,}897-93\text{,}89014-2\times1\text{,}0087\right)\times 931\text{,}5\\ &=175\text{,}75542\ \text{MeV} \end{align} Tổng năng lượng sau 19 lần phân hạch dây chuyền \begin{align} W&=10^{16}\times E\left(1+2^1+2^2+2^3+...+2^{19}\right)\\ &=10^{16}\times 175\text{,}75542\times 1\text{,}6\times10^{-13}\times\frac{2^{19+1}-1}{2-1}\\ &=2\text{,}94868\times10^{11}\ \text{J} \end{align}
Câu 39 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án A
Có một đồ thị là đường thẳng nằm ngang, tức là có một trong 3 đại lượng không phụ thuộc $R$. Ta tìm đại lượng đó từ công thức của chúng:
\begin{align}
U_L&=\frac{UZ_L}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}\\
U_C&=\frac{UZ_C}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}\\
U_{RC}&=\frac{U\sqrt{R^2+Z_C^2}}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}
\end{align}
Ta thấy $U_L$ và $U_C$ luôn phụ thuộc $R$, chỉ có $U_{RC}$ có thể không phụ thuộc $R$ nếu $\sqrt{R^2+Z_C^2}=\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}$, tức là
$$
Z_L=2Z_C
$$
Vậy $U_L$ luôn gấp 2 lần $U_C$, đồ thị của $U_L$ ở bên trên.
Khi $R=R_0$ thì $U_L=U_{RC}$ hay $Z_L=Z_{RC}$
\begin{align}
\left(2Z_C\right)^2&=R_0^2+Z_C^2\\
\Rightarrow R_0&=\sqrt{3}Z_C
\end{align}
Khi $R=2R_0=2\sqrt{3}Z_C$, hệ số công suất là
\begin{align}
\cos{\varphi}&=\frac{R}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}\\
&=\frac{2\sqrt{3}Z_C}{\sqrt{\left(2\sqrt{3}Z_C\right)^2}+Z_C^2}\\
&=0\text{,}96
\end{align}
Câu 40 . Giải chi tiết đề thi thử vật lý Bắc Giang lần 2 năm 2023
Đáp án C
Bài toán không cho biết $u_1$ và $u_2$ là cái gì, nhưng ta đoán nó là li độ của N tại các thời điểm $t_1$ và $t_2$. Tức là nếu ta chọn N là bụng đầu thiên thì $u_1=-3\ \text{cm}$ và $u_2=2\ \text{cm}$. Sử dụng công thức liên hệ li độ - vận tốc ta viết được \begin{align} \frac{v_1^2}{\omega^2}+u_1^2=A_\text{N}^2 \end{align} Thay $v_1=-\frac{2}{3}\omega u_1$ vào ta tính được $$A_\text{N}=\sqrt{13}\ \text{cm}$$ Và dễ thấy $$ u_1^2+u_2^2=A^2 $$ Suy ra $u_1$ và $u_2$ vuông pha nhau, tức là $$ \Delta t=0\text{,}5\ \text{(s)}=\frac{T}{4}\\ T=2\ \text{s} $$ Quan sát hình vẽ ta thấy bước sóng $$ \lambda=\frac{2}{3}\times45=30\ \text{cm} $$ Điểm P có biên độ \begin{align} A_\text{P}&=A_\text{N}\left|\cos{\left(2\pi\frac{NP}{\lambda}\right)}\right| &=\sqrt{13}\left|\cos{\left(2\pi\frac{5}{30}\right)}\right|=\frac{\sqrt{13}}{2}\ \text{cm} \end{align} Gia tốc cực đại của P \begin{align} a_{_{\text{P}_\text{max}}}&=\omega^2 A_\text{P}\\ &=\left(\frac{2\pi}{T}\right)^2 A_\text{P}\\ &=\left(\frac{2\pi}{2}\right)^2 \frac{\sqrt{13}}{2}\\ &=17\text{,}8\ \text{cm/s}^2 \end{align}
Không có nhận xét nào: