Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An lần 5 năm 2022
Mời các bạn tham gia thi thử TN THPT môn vật lý dưới hình thức trực tuyến với thời gian thực bằng Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An lần 5 năm 2022. Với mục tiêu nâng cao chất lượng kỳ thi TN THPT, sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã cho học sinh thi thử nhiều lần, với những đề thi được biên soạn công phu, chất lượng. Đề thi thử lý Nghệ An lần 5 này là một trong các đề đó. Khi đã sẵn sàng cho 55 phút thi thử, hãy bấm vào nút Bắt đầu làm bài để trải nghiệm cả về kiến thức, kỹ năng lẫn áp lực thời gian nhé. Sau đó hãy bấm nút Nộp bài ở cuối đề thi để xem kết quả và đáp án. Bạn cũng có thể bấm vào Giải chi tiết ở dưới cùng để tham khảo lời giải chi tiết đề lý nghệ an lần 5 2022. Chúc các bạn thành công.
Hãy bấm vào nút BẮT ĐẦU LÀM BÀI để thi thử
Câu 2. Cho hai dao động điều hòa $x_1=A_1\cos{\left(\omega t+\varphi_1\right)}$ và $x_2=A_2\cos{\left(\omega t+\varphi_2\right)}$ ($A_1$, $A_2$, $\omega \gt 0$). Độ lệch pha của $x_2$ so với $x_1$ là
Câu 3. Dao động duy trì có biên độ
Câu 4. Âm có tần số càng lớn thì gây cảm giác về âm nghe càng
Câu 5. Trong giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn đồng bộ, tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại có dạng là những đường
Câu 7. Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận tạo ra từ trường gọi là
Câu 8. Dạng năng lượng của một mạch dao động hoạt động là
Câu 9. Thí nghiệm nào sau đây có thể sử dụng để đo được bước sóng của ánh sáng?
Câu 10. Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, người ta sử dụng
Câu 12. Trong phản ứng hạt nhân, đại lượng không được bảo toàn trong phản ứng hạt nhân là
Câu 13. Nhiên liệu phân hạch trong các lò phản ứng hạt nhân thường là
Câu 14. Dùng đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp hiệu dụng hai đầu một đoạn mạch xoay chiều đang hoạt động, ta cần đặt núm xoay đồng hồ tại thang đo
Câu 15. Mạ điện là ứng dụng của dòng điện trong môi trường nào?
Câu 17. Trong tàu vũ trụ, người ta thường dùng thiết bị nào sau đây để xác định khối lượng của một vật?
Câu 18. Một con lắc lò xo có độ cứng $k = 100\ \text{N/m}$, dao động điều hoà với biên độ là $A=10\ \mathrm{cm}$. Động năng cực đại của vật là
Câu 19. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là 80 cm, dao động điều hoà tự do tại nơi có gia tốc trọng trường $g=9\text{,}8\ \mathrm{m/s}^2$. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động là 21 cm/s. Biên độ góc của dao động gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Câu 20. Một sóng cơ hình sin truyền theo dọc trục $Ox$ với phương trình $u = a\cos{\left(4πt – 0\text{,}02πx\right)}$ ($u$ và $x$ tính bằng cm, $t$ tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng là
Câu 22. Cảnh sát giao thông dùng một thiết bị gọi là “máy bắn tốc độ” để xác định tốc độ của các phương tiện. Trong “máy bắn tốc độ”
Câu 23. Khi bị nung nóng đến $3000\ {^0\text{C}}$ thì thanh Vonfram phát ra các bức xạ
Câu 24. Đồng vị nào sau đây không phải là nhiên liệu phân hạch?
Câu 25. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân ${_{28}^{56}}\text{Fe}$ là 8,8 MeV/nuclôn. Lấy $uc^2=931\text{,}5\ \text{MeV}$. Độ hụt khối của hạt nhân ${_{28}^{56}}\text{Fe}$ là
Câu 27. Hai điện tích điểm đặt trong chân không thì lực tương tác điện giữa hai điện tích là $F$. Khi khoảng cách giữa hai điện tích ấy tăng gấp hai lần thì lực tương tác điện giữa chúng là
Câu 28. Một ống dây có độ tự cảm 0,25 H. Dòng điện chạy qua ống dây giảm đều từ 0,4 A về 0 trong thời gian 0,05 s thì suất điện động xuất hiện trong ống dây có độ lớn là
Câu 29. Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số $f=0\text{,}5\ \text{Hz}$ dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ $Ox$. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với $Ox$. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương $Ox$ là 10 cm. Tại thời điểm $t_1$ hai vật đi ngang qua nhau. Kể từ thời điểm $t_1$, hai vật cách nhau 5 cm lần đầu tiên sau
Câu 30. Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định, đang có sóng dừng, bước sóng là $\lambda$. Trong các phần tử dây mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ hình sin lệch pha nhau $\pm\frac{\pi}{3}+k2\pi$ (với $k$ là số nguyên) thì hai phần tử dao động ngược pha cách nhau một khoảng gần nhất là
Câu 32. Đặt điện áp xoay chiều $u=U_0\cos{\left(\omega t+\frac{\pi}{6}\right)}\ \left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch $RLC$ mắc nối tiếp. Khi đó cảm kháng $Z_L$, dung kháng $Z_C$ và điện trở thuần $R$ của mạch liên hệ với nhau theo biểu thức $R=Z_L=2Z_C$. Tại một thời điểm điện áp tức thời trên tụ điện có giá trị bằng giá trị hiệu dụng, bằng 50 V và đang tăng. Lúc đó điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch có độ lớn bằng
Câu 33. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi, độ tự cảm $L$ có thể thay đổi được. Ban đầu $L=L_1$ các vôn kế lý tưởng $V_1$, $V_2$, $V_3$ có số chỉ lần lượt là 40 V, 60 V, 90 V.
Câu 34. Cho hai mạch dao động điện từ lý tưởng $L_1$, $C_1$ và $L_2$, $C_2$ với $L_1=L_2$ và $C_1=C_2=2\ \mu\text{F}$. Khi hoạt động, hiệu điện thế trên hai tụ $C_1$ và $C_2$ phụ thuộc thời gian theo đồ thị như hình vẽ:
Câu 35. Một ống Culitgơ hoạt động ở hiệu điện thế $U$, tia X phát ra có tần số lớn nhất là $f$. Nếu ống culitgơ này hoạt động ở điện áp $U + 4\ \text{kV}$ thì tia X phát ra có tần số lớn nhất là $1\text{,}2f$. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn khi bứt ra khỏi catôt. Biết $h = 6\text{,}625.10^{-34}\ \text{Js}$, $e=1\text{,}6.10^{-19}\ \text{C}$. Giá trị của $f$ là
Câu 37. Đặt điện áp $u = U\sqrt{2}\cos{\left(\omega t\right)}\ \text{V}$ vào hai đầu đoạn mạch như hình H1. Biết $U$, $ω$, $R$, $L$, $r$ không đổi, $C$ thay đổi được. Đồ thị điện áp hiệu dụng $U_\text{MB}$ và $U_\text{NB}$ phụ thuộc vào $C$ như hình H2.
Câu 38. Thanh thẳng cứng $MN$ đồng chất, tiết diện đều có khối lượng 1,5 kg được đặt trên bàn nằm ngang, đoạn $MH$ thuộc mặt bàn. Đầu $N$ treo con lắc lò xo có độ cứng 25 N/m, vật nhỏ có khối lượng 100 g. Biết $MH =\frac{2}{3}MN =40\ \text{cm}$. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà với biên độ 8 cm. Lấy $g=10\ \text{m/s}^2$.
Câu 39. Tại hai điểm A và D cách nhau 10 cm ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động đồng bộ theo phương thẳng đứng với tần số $f = 40\ \text{Hz}$. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $v$ với $40\ \text{cm/s}\le v \le 60\ \mathrm{cm/s}$. Lục giác đều ABCDEF thuộc mặt chất lỏng, các phần tử tại B, C, E, F dao động với biên độ cực đại. Điểm M thuộc đoạn AB, gần B nhất mà phần tử ở đó thuộc vân giao thoa cực đại. Khoảng cách MB gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau đây?
Câu 40. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng từ 420 nm đến 750 nm. Tại điểm M trên màn có đúng 2 bức xạ cho vân sáng và một bức xạ cho vân tối. Bước sóng của bức xạ cho vân tối không thể nhận giá trị nào sau đây?
Nhầm lời giải chi tiết r thầy
Trả lờiXóaThầy sửa lại rồi đó
Xóa