Làm thế nào để học sinh bớt lười học?
“Học sinh bây giờ lười học lắm”, đó là lời ca thán của giáo
viên mà tôi hay nghe được. Tôi cũng là giáo viên, tôi đồng ý. Nhưng chúng ta hãy
cố gắng tìm nguyên nhân và cùng nhau khắc phục nó. Với kinh nghiệm của mình, tôi
thấy nếu giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên, sẽ tạo động lực để
các em “chịu khó học” hơn. Đặc biệt, nếu hình thức kiểm tra “hấp dẫn”, học sinh
còn rất hứng thú là đằng khác. Hôm nay, tôi xin được chia sẻ một kinh nghiệm
trong vấn đề này.
Phân phối chương trình của chúng ta hiện nay đã chia nội
dung môn học thành các chủ đề. Sau khi dạy học xong mỗi chủ đề, học sinh
đã hoàn thiện một cách cơ bản yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Đây là lúc giáo
viên tiến thành kiểm tra đánh giá. Các mức độ nhận thức và kĩ năng vận dụng cũng
nên chỉ ở mức cơ bản. Vì mục đích chính vẫn là tạo động lực để học sinh “chịu
khó học” hơn, mặt khác thời gian rèn luyện của các em cũng chỉ giới hạn trong một
chủ đề mà thôi.
Theo quy định, số cột điểm kiểm tra cho mỗi môn học là cụ thể, số bài kiểm tra vượt quá số cột quy định thì sao?
Đúng là số cột điểm được quy định rõ ràng cho mỗi môn học. Và
cũng rất nhiều giáo viên băn khoăn, rằng học sinh biết mình chỉ có một điểm kiểm
tra miệng là đủ, nên cố gắng học thuộc bài một lần để xung phong trả lời lấy điểm
cao rồi sau đó không bao giờ “bị gọi lên bảng” nữa. Cũng có thầy cho rằng, tôi
muốn khích lệ học sinh bằng điểm số cho những ý tưởng hay trong quá trình dạy học,
thì những điểm số “thừa” đó biết để đâu? Không sao cả! Hãy sử dụng những kết quả
đó làm điểm cộng (điểm thưởng được cộng thêm cho các bài kiểm tra theo quy định)
hoặc có thể thay thế điểm cho những bài kiểm tra có điểm số thấp. Điều này giáo
viên có thể quy ước với học sinh để họ biết và có động lực học tập.
Giáo viên sợ nhất là chấm bài kiểm tra, nếu số bài kiểm
tra nhiều thêm thì liệu họ có đủ thời gian thực hiện hay không?
Đây là điều tối muốn nói ở bài viết này. Sáng chế của tôi không
chỉ giải quyết vấn đề nêu trên, mà còn giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng
khác: Kinh phí mua giấy và in ấn; Giáo viên dạy nhiều lớp sợ lộ đề vì lớp kiểm
tra trước chia sẻ cho lớp kiểm tra sau; Thời gian kiểm tra làm ảnh hưởng đến thời
gian học; Gian lận trong quá trình kiểm tra…
Tôi đã thực hiện và kết quả thì quá mĩ mãn. Đó là sử dụng hình thức làm bài kiểm tra online bằng tiện ích bổ sung Random Quiz của Google Sheets.
Tiện ích này có thể
+ Tạo ra cho mỗi học sinh một bài kiểm tra hoàn toàn khác nhau (không phải chỉ là trộn câu hỏi và trộn đáp án), nhưng đảm bảo công bằng về mức độ của câu hỏi.
+ Giáo viên có thể quy định giờ bắt đầu làm bài và giờ nộp bài
một cách dễ dàng.
+ Với một click chuột, bạn có ngay một cột điểm sẵn trong sổ
điểm của bạn.
+ Tuy nhiên, tiện ích này chỉ phù hợp nhất với môn Vật lí.
Kết quả là: Học sinh không thể trao đổi với nhau vì mỗi người
một đề khác nhau và làm bài cùng thời gian; Học sinh rất hứng thú vì hình thức
kiểm tra này có thể thực hiện bằng máy tính cũng như điện thoại hay máy tính bảng;
Còn tôi thì chẳng mất nhiều thời gian, thậm chí không phải chấm bài và cũng không
phải nhập điểm vào sổ.
Không có nhận xét nào: