Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lí 11 theo cấu trúc mới từ năm 2025 - Đề số 1
Kể từ 2025, đề thi giữa kì 1 Vật lí 11 đã có những thay đổi đáng kể, phù hợp với cấu trúc mới của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự thay đổi này không chỉ giúp học sinh nắm bắt sâu sắc hơn các khái niệm quan trọng mà còn giúp thầy cô dễ dàng theo dõi và đánh giá năng lực của từng học sinh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết về cấu trúc mới của đề thi giữa kì Vật lí 11 cùng những lưu ý quan trọng mà học sinh cần chuẩn bị để đạt kết quả tốt nhất. Hãy cùng khám phá các tiêu chí và kỹ năng mà kỳ thi này đòi hỏi cũng như các dạng bài tập và câu hỏi điển hình để có sự chuẩn bị hiệu quả nhất cho đề thi Vật lí 11 giữa kì theo chương trình mới từ năm 2025.
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.)
Câu 1: Một con lắc đơn chiều dài $\ell$, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường $g$. Tần số dao động của con lắc là
A. $f=2\pi\sqrt{\frac{\ell}{g}}$.B. $f=2\pi\sqrt{\frac{g}{\ell}}$.
C. $f=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{g}{\ell}}$.
D. $f=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{\ell}{g}}$.
Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài $24\ \text{cm}$. Dao động này có biên độ là
A. $12\ \text{cm}$.B. $24\ \text{cm}$.
C. $48\ \text{cm}$.
D. $6\ \text{cm}$.
Câu 3: Một vật dao động điều hòa theo phương trình $x = 20\cos{\left(2πt + π\right)}\ \text{cm}$. Pha ban đầu của dao động là
A. $\pi$.B. $20$.
C. $2\pi$.
D. $2\pi t+\pi$.
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng $m$ và lò xo có độ cứng $k$. Con lắc dao động điều hòa với chu kì là
A. $T=2\pi\sqrt{\frac{k}{m}}$.B. $T=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}$.
C. $T=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{m}{k}}$.
D. $T=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}$.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về dao động điều hòa?
A. Hợp lực tác dụng vào vật có giá trị lớn nhất khi vật đi qua vị trí cân bằng.B. Động năng của vật biến đổi tuần hoàn với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật.
C. Vận tốc của vật lệch pha 0,5π với li độ dao động.
D. Tốc độ của vật lớn nhất khi vật đi qua vị trí cân bằng.
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độn cứng $k$, đang dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ $x$ là
A. $kx^2$.B. $kx$.
C. $\frac{1}{2}kx$.
D. $\frac{1}{2}kx^2$.
Câu 7: Phương trình dao động của vật có dạng $x=A\cos{\left(\omega t+\frac{\pi}{4}\right)}$. Trong đó $A$ và $\omega$ là các hằng số dương Kết luận nào sau đây mô tả đúng dao động của vật?
A. Vật dao động có biên độ $A$ và tần số góc $2\omega$.B. Vật dao động có biên độ $2A$ và tần số góc $\omega$.
C. Vật dao động có biên độ $A$ và tần số góc $\omega$.
D. Vật dao động có biên độ $2A$ và tần số góc $2\omega$.
Câu 8: Để phá hủy chướng ngại vật, người ta thường sử dụng một quả cầu lớn, đu đưa trên cần cẩu (xem hình).
Những biến đổi năng lượng nào xảy ra khi quả cầu di chuyển từ vị trí A đến vị trí B?
A. Động năng của quả bóng được chuyển hóa thành thế năng của nó.B. Nội năng của quả cầu được chuyển hóa thành động năng của nó.
C. Thế năng của quả cầu được chuyển hóa thành động năng của nó.
D. Thế năng của quả cầu được chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng của nó.
Câu 9: Khi đu võng cho em bé, dao động của võng là dao động tắt dần. Lực nào sau đây gây ra dao động tắt dần của võng?
A. Lực ma sát ở hai đầu treo võng và trọng lực.B. Lực ma sát ở hai đầu treo võng và lực cản của không khí.
C. Lực cản của không khí và trong lực.
D. Lực cản của không khí và lực căng của võng.
Câu 10: Gọi $x$, $v$, $a$ lần lượt là li độ, vận tốc, gia tốc tại cùng một thời điểm của một vật đang dao động điều hòa biên độ $A$ và tần số góc $ω$. Biểu thức nào sau đây không đúng?
A. $v^2+\frac{a^2}{\omega^2}=\omega^2A^2$.B. $x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A^2$.
C. $a=-\omega^2x$.
D. $v=-\omega^2a$.
Câu 11: Hãy xem xét động cơ piston đơn giản trong Hình 2. Trong đó một bánh xe được nối với piston qua một thanh với một chốt gạt gắn cố định với vành bánh xe.
Nếu bánh xe quay với tốc độ góc không đổi thì tốc độ của piston đạt cực đại khi
A. chốt gạt ở vị trí cao nhất hoặc vị trí thấp nhất.B. chốt gạt ở vị trí cao nhất hoặc vị xa động cơ nhất.
C. chốt gạt ở vị trí cao nhất hoặc vị gần động cơ nhất.
D. chốt gạt ở vị trí xa động cơ nhất hoặc vị gần động cơ nhất.
Câu 12: Một vật thực hiện dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình $x = 4\cos{\left(4πt – \frac{π}{2}\right)}\ \text{cm}$. Chu kì dao động của vật là
A. $2\ \text{s}$.B. $2\pi\ \text{s}$.
C. $0\text{,}5\pi\ \text{s}$.
D. $0\text{,}5\ \text{s}$.
Câu 13: Một con lắc đơn với một sợi dây dài $\ell$ treo một vật nhỏ khối lượng $m$ trên Trái Đất có chu kỳ $T$ xác định. Một nhà vật lý trên Mặt Trăng, nơi gia tốc rơi tự do gần bề mặt vào khoảng $\frac{g}{6}$, muốn chế tạo một con lắc đơn có cùng chu kỳ $T$.
Khối lượng $m_\text{m}$ và chiều dài $\ell_\text{m}$ của sợi dây bằng bao nhiêu để có thể được sử dụng để thực hiện điều này?
A. $m_\text{m}=\frac{m}{6},\ell_\text{m}=6\ell$.B. $m_\text{m}=m,\ell_\text{m}=6\ell$.
C. $m_\text{m}=m,\ell_\text{m}=\frac{\ell}{6}$.
D. $m_\text{m}=6m,\ell_\text{m}=\frac{\ell}{6}$.
Câu 14: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình $x = 20\cos\left(4t\right)\ \text{cm}$, thời gian $t$ tính bằng đơn vị giây. Gia tốc cực đại của chất điểm là
A. $320\ \text{cm/s}^2$.B. $320\pi^2\ \text{cm/s}^2$.
C. $80\ \text{cm/s}^2$.
D. $80\pi^2\ \text{cm/s}^2$.
Câu 15: Hai dao động điều hòa trên cùng một trục tọa độ $Ox$ theo hai phương trình $x_1 = 10π\cos{\left(πt – \frac{π}{2}\right)}\ \text{cm}$ và $x_2 = 8π\cos{\left(πt + \frac{π}{6}\right)}\ \text{cm}$. Độ lệch pha giữa hai dao động là
A. $2\pi$.B. $\frac{π}{6}$.
C. $\frac{π}{2}$.
D. $\frac{2π}{3}$.
Câu 16: Một vật dao động điều hòa với biên độ $10\ \text{cm}$, tần số góc $10\ \text{rad/s}$. Khi vật đi qua vị trí có li độ $53\ \text{cm}$ thì tốc độ của vật là
A. $50\ \text{cm/s}$.B. $50\sqrt{2}\ \text{cm/s}$.
C. $50\sqrt{3}\ \text{cm/s}$.
D. $100\ \text{cm/s}$.
Câu 17: Hình 4 cho thấy động năng $W_\text{đ}$ của một dao động điều hòa đơn giản theo vị trí $x$ của nó.
Độ cứng của lò xo là
A. $179\ \text{N/m}$.B. $833\ \text{N/m}$.
C. $425\ \text{N/m}$.
D. $612\ \text{N/m}$.
Câu 18: Một vật dao động điều hòa với biên độ $10\ \text{cm}$, tần số góc $10\ \text{rad/s}$. Khi vật đi qua vị trí có li độ $53\ \text{cm}$ thì tốc độ của vật là
A. $50\ \text{cm/s}$.B. $50\sqrt{2}\ \text{cm/s}$.
C. $50\sqrt{3}\ \text{cm/s}$.
D. $100\ \text{cm/s}$.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1: Một quả bóng được thả từ độ cao 5,00 m va chạm hoàn toàn đàn hồi với mặt đất (tốc độ nẩy lên từ mặt đất bằng tốc độ ngay trước khi chạm đất). Giả sử cơ năng không bị mất do sức cản của không khí. Lấy $g = 10\ \text{m/s}^2$.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa, nó mất 0,25 giây để đi từ một điểm có vận tốc bằng không đến điểm tiếp theo có vận tốc bằng không. Khoảng cách giữa hai điểm đó là 36 cm. Tính (a) chu kỳ, (b) tần số và (c) biên độ của chuyển động.
Câu 3: Hình 5 cho thấy các đồ thị động năng $W_\text{đ}$ theo li độ $x$ cho ba con lắc lò xo có cùng khối lượng dao động điều hòa.
Câu 4: Một người đàn ông bước vào một tòa tháp cao, anh ta muốn biết chiều cao của nó nên loay hoay tìm cách đo chiều cao này. Bỗng anh ta nhìn thấy một con lắc đơn kéo dài từ trần nhà gần đến sàn, anh ta nghĩ ngay đến việc đo chiều dài sợi dây (gần bằng chiều cao tòa nhà) bằng cách thông qua chu kì dao động của nó. Được sự cho phép của người quản lí, anh ta đụng nhẹ để con lắc dao động. Bấm đồng hồ trong thời gian $110\ \text{s}$ anh ta đếm được $20$ dao động toàn phần.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.)
Câu 1: Một vật dao động điều hòa. Thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là $0\text{,}27\ \text{s}$. Chu kì dao động của vật bằng bao nhiêu $\text{s}$?
Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tốc độ cực đại $60\ \text{cm/s}$ và gia tốc cực đại $6\ \text{m/s}^2$. Tần số góc của dao động bằng bao nhiêu $\text{rad/s}$?
Câu 3: Một con lắc lò xo độ cứng $k = 20\ \text{N/m}$ đang dao động điều hòa. Mốc thế năng được chọn tại vị trí cân bằng của vật nhỏ. Thế năng của con lắc khi nó ở li độ $x = -3\ \text{cm}$ bằng bao nhiêu $\text{mJ}$?
Câu 4: Một con lắc lò xo độ cứng $k = 40\ \text{N/m}$, khối lượng $m = 400\ \text{g}$, dao động cưỡng bức nhờ lực cưỡng bức $F = F_0\cos{\left(5t + π\right)}$. Để con lắc dao động với biên độ lớn nhất mà không thay đổi $F_0$ thì tần số góc của lực cưỡng bức phải tăng thêm bao nhiêu $\text{rad/s}?$
Câu 5: Tại một bến cảng nào đó, thủy triều khiến mặt nước biển dâng lên và hạ xuống một khoảng cách $d$ (từ mực nước cao nhất đến mực nước thấp nhất) theo dạng dao động điều hòa, với chu kỳ $12\text{,}3\ \text{giờ}$. Phải mất bao nhiêu giờ để nước hạ xuống một khoảng cách $\frac{d}{4}$ từ mực nước cao nhất?
Câu 6: Một vật dao động điều hòa ban đầu (khi $t=0$) đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với tốc độ là $60\ \text{cm/s}$. Thời điểm vật có vận tốc $30\ \text{cm/s}$ và gia tốc $30\sqrt{3}\pi\ \text{cm/s}^2$ lần đầu tiên là $t=t_1$. Giá trị của $t_1$ bằng bao nhiêu $\text{s}$?
Không có nhận xét nào: