Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Vĩnh Phúc lần 2 năm 2022

Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Vĩnh Phúc lần 2 năm 2022 là bài viết theo yêu cầu của nhiều bạn đọc DẠY HỌC SÁNG TẠO. Bản thân tôi cũng thấy đề thi thử vật lý của tỉnh Vĩnh Phúc rất hay và sát với đề minh họa của Bộ. Ngoài lời giải chi tiết, tôi đã biên chỉnh lại các hình vẽ của đề và tạo bản word cho ai cần dùng làm tài liệu. Nếu có góp ý gì, các bạn dừng ngại để lại bình luận sau bài viết nhé.



Đề thi thử TN THPT môn vật lý Vĩnh Phúc lần 2 năm 2022 file word




Link dowload đề thi thử TN THPT môn vật lý Vĩnh Phúc lần 2 năm 2022 file word

File word đề thi thử vật lý Vĩnh Phúc 2022 lần 2

Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Vĩnh Phúc lần 2 năm 2022

Câu 1. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Chu kì sóng $$T=\frac{2\pi}{\omega}=\frac{2\pi}{20\pi}=0\text{,}1\mathrm{s}$$ Quãng đường sóng truyền là $s$ thì $$\frac{s}{\lambda}=\frac{t}{T}=\frac{2}{0\text{,}1}=20$$

Câu 2. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Công suất hao phí trên đường dây tải điện một pha $$P_\text{hp}=\frac{P^2R}{U^2\cos^2{\varphi}}$$ Hệ số công suất $\cos{\varphi}$ càng lớn thì $P_{\text{hp}}$ càng nhỏ.

Câu 3. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Trong công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều một pha, nếu tốc độ quay của roto $n$ tính theo đơn vị vòng/giây thì $f=np$ Nếu đơn vị của $n$ là vòng/phút thì $$f=\frac{np}{60}$$

Câu 4. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Câu 5. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Điện áp và cường độ dòng điện trên tụ điện vuông pha với nhau nên công thức là $$\frac{u^2}{U_0^2}+\frac{i^2}{I_0^2}=1$$ Với $U_0$ và $I_0$ là các giá trị cực đại. Còn nếu các giá trị hiệu dụng thì $U=\frac{U_0}{\sqrt{2}}$ và $I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}$ thì $$\frac{u^2}{U^2}+\frac{i^2}{I^2}=2$$

Câu 6. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Cơ năng có thể tính bằng động năng cực đại hoặc thế năng cực đại. Ở đây ta tính thế năng cực đại thuận tiện hơn \begin{align} W&=\frac{1}{2}mgl\alpha_0^2\\ &=\frac{1}{2}\times1\times10\times1\times 0\text{,}1^2\\ &=0\text{,}05\ \mathrm{J} \end{align}

Câu 7. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Để so sánh tính bền vững, ta phải so sánh năng lượng liên kết riêng các hạt nhân.
Tổng quát $$W_{X_\text{r}}=\frac{W_X}{A}$$ Cụ thể $$W_{{\text{He}}_\text{r}}=28\text{,}44=7\text{,}2\ \text{MeV/nuclôn}\\ W_{{\text{Li}}_\text{r}}=39\text{,}26=6\text{,}53\ \text{MeV/ nuclôn}\\ W_{{\text{D}}_\text{r}}=\frac{2\text{,}24}{2}=1\text{,}12\ \text{MeV/nuclôn}$$ Rõ ràng là $W_{{\text{D}}_\text{r}}\lt W_{{\rm Li}_r}\lt W_{{\rm He}_r}$, nên sắp xếp các hạt nhân theo thứ tự tính bền vững tăng dần là D, Li, He.

Câu 8. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Câu 9. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Câu 10. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Câu 11. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Câu 12. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Ánh sáng phát quang có bước sóng luôn lớn hơn bước sóng ánh sánh kích thích. Trong 4 bước sóng nêu ra thì chỉ có $0\text{,}55\ \mu \text{m}$ là lớn hơn $0\text{,}5\ \mu \text{m}$.

Câu 13. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Ta chỉ cần dựa vào tính chất: Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. A dương mà hút B thì B âm, A đầy C thì C dương, C hút D thì D âm.

Câu 14. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Dao động trong vùng giao thoa là dao động tổng hợp, nên cùng tần số với các dao động thành phần.

Câu 15. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Câu 16. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Theo định nghĩa: Khoảng vân $i$ là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp.

Câu 17. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Câu 18. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Hệ số công suất của mạch $RLC$ là \begin{align} \cos{\varphi}&=\cos{\left(\varphi_u-\varphi_i\right)}\\ &=\cos{\left(\frac{\pi}{3}-\frac{\pi}{6}\right)}\\ &=\frac{\sqrt3}{2} \end{align}

Câu 19. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Một bước đi bằng một bước sóng \begin{align} v&=\frac{\lambda}{T}=\frac{45}{0,3}\\ &=150\ \mathrm{cm/s}\\ &=1\text{,}5\ \mathrm{m/s} \end{align}

Câu 20. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Câu 21. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Dây đàn tạo ra sóng dừng với hai đầu là nút, âm cơ bản ứng với 1 bó sóng, nó bằng $f_0$. Các họa âm bậc $2 , 3,\ldots, n$ có tần số lần lượt là $2f_0$,$3f_0$,$\ldots$,$nf_0$. Ỏ đây họa âm bậc 3 có tần số $$f_3=3f_0=3\times 56=168\ \mathrm{Hz}$$

Câu 22. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Câu 23. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Câu 24. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Câu 25. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Ánh sáng đi từ chân không vào môi trường chiết suất $n$ thì bước sóng và vận tốc truyền sóng đều giảm đi $n$ lần (trong khi tần số không đổi), tức là $\lambda^\prime=\frac{\lambda}{n}$

Câu 26. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Câu 27. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - C

Biểu thức $\frac{1}{\sqrt{LC}}$ trong mạch $LC$ chính là tần số góc. Với con lắc lò xo thì tần số góc là $\sqrt{\frac{k}{m}}$.

Câu 28. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Độ tụ của kính cận \begin{align} D&=\frac{1}{-OC_V}\\ &=\frac{1}{-0\text{,}5}=-2\ \text{dp} \end{align}

Câu 29. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Đọc bài toán ta thấy đề bài nói về cơ năng các con lắc, ta nên viết chúng ra \begin{matrix}W_1=\frac{1}{2}k(3A)^2=\frac{9}{2}kA^2\\W_2=\frac{1}{2}kA^2\\\end{matrix} Tiếp đến là mối liên hệ giữa động năng và thế năng của các con lắc, chú ý hai con lắc dao động cùng pha nên tại mọi thời điểm ta luôn có $$\frac{W_\text{đ1}}{W_\text{đ2}} =\frac{W_1}{W_2}=9\\ \frac{W_\text{t1}}{W_\text{t2}}=\frac{W_1}{W_2}=9$$ Và nhớ rằng, $W_\text{đ} =W-W_\text{t}$ hoặc $W_\text{t}=W-W_\text{đ}$. Bây giờ ta thay mấy giá trị động năng và thế năng mà bài toán cho vào để có phương trình giải nhé:
Khi $W_\text{đ1} =0\text{,}72\ \text{J}$ thì $W_\text{t2}=0\text{,}24\ \mathrm{J}$, tức là $W_\text{đ2} =W_2-0\text{,}24\ \text{J}$, thay vào tỉ số động năng ta có \begin{matrix}&\frac{0\text{,}72}{W_2-0\text{,}24}=9\\&\ \Rightarrow W_2=0\text{,}32\mathrm{J} \end{matrix} \begin{matrix}&\ \Rightarrow W_2=0\text{,}32\mathrm{J} \end{matrix} Khi $W_\text{t1}=0\text{,}18\ \mathrm{J}$ thì $W_\text{t2}=W_2-W_\text{đ2} =0\text{,}32-W_\text{đ2}$, thay vào tỉ số thế năng ta có $$\frac{0\text{,}18}{0\text{,}32-W_\text{đ2}} =9\\ \Rightarrow\ W_\text{đ2} =0\text{,}3\ \text{J}$$

Câu 30. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

$$x_M=1\text{,}2\mathrm{mm}=4\frac{\lambda D}{1}=3\frac{\lambda(D+0,25)}{1}$$ Suy ra \begin{matrix}\lambda D=0\text{,}3\\ \lambda=0\text{,}4\mu\ \text{m} \end{matrix}

Câu 31. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Đầu dưới tự do mà có 6 bụng tức là \begin{align} \ell&=5\text{,}5\frac{\lambda}{2}=2\text{,}75vT\\ &=2\text{,}75\times 6\times 0\text{,}04\\ &=0\text{,}66\ \mathrm{m}=66\ \mathrm{cm} \end{align}

Câu 32. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Với bài toán máy biến áp ta nên dùng công thức $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a\pm c}{b\pm d}$ giải cho nhanh nhé. $$\frac{N_1}{U}=\frac{N_2}{20}=\frac{N_2-100}{18}=\frac{100}{20-18}=50\\ \frac{N_1-100}{N_2}=\frac{N_1}{25}\\ \Rightarrow\frac{N_1}{U}-\frac{100}{U}=\frac{N_2}{25}$$ $$50-\frac{100}{U}=\frac{1000}{25}\\U=10\ \mathrm{V} $$

Câu 33. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước

Trước hết ta viết biểu thức liên quan đến $\alpha$, với hình vẽ trên thì nên sử dụng $\tan{\alpha}$ \begin{align} \tan{\alpha}&=\cot{\left(\alpha_1+\alpha_2\right)}\\ &=\frac{1-\tan{\alpha_1}\tan{\alpha_2}}{\tan{\alpha_1}+\tan{\alpha_2}}\\ &=\frac{1-\frac{l-7}{x}\frac{l}{l}}{\frac{l-7}{x}+\frac{x}{l}}\\ &=\frac{1-\frac{l-7}{l}}{\frac{l-7}{x}+\frac{x}{l}} \end{align} Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta thấy $\left(\tan{\alpha}\right)_\text{max}$ khi \begin{matrix}\frac{l-7}{x}=\frac{x}{l}\\x^2=l(l-7)\\\end{matrix} Theo đồ thị thì tại cực đại này $x=12\ \mathrm{cm}$, thay vào phương trình bậc hai này suy ra được $$l=16\ \mathrm{cm}$$ Khi $x=60\ \text{cm}$ thì M thuộc cực đại xa A nhất, nó là cực đại bậc nhất, tức là $$MA-MB=-1\times\lambda$$ \begin{align} \lambda&=MB-MA\\ &=\sqrt{(2\times16)^2+{60}^2}-60\\ &=8\ \mathrm{cm} \end{align} Khi $x=b$ thì M thuộc cực đại gần A nhất. Giả sử A thuộc cực đại bậc $k_A$ thì \begin{align} k_A&=\frac{AA-AB}{\lambda}\\ &=\frac{0-32}{8}\\ &=-4 \end{align} M thuộc vân gần A nhất thì $k_M=-3$, tức là $$b-\sqrt{{32}^2+b^2}=-3\times8\\b=\frac{28}{3}\ \mathrm{cm} $$ Vì $x=a$ và $x=60\ \text{cm}$ thì $\alpha$ có cùng giá trị, ta có $$\frac{16-7}{a}+\frac{a}{16}=\frac{16-7}{60}+\frac{60}{16}$$ Suy ra $$a=\frac{12}{5}\ \mathrm{cm}$$ Tỉ số $$\frac{b}{a}=\frac{\frac{28}{3}}{\frac{12}{5}}=3,888888888888\ldots\approx3\text{,}9$$

Câu 34. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

Gọi điểm giữa $R$ và $L$ trên mạch điện là N thì ta vẽ được giản đồ véc tơ như sau:

Giản đồ véc tơ mạch RLC

Với $\omega$ thay đổi và $U_{C_{max}}$ thì $U_C^2=U^2+U_L^2$, suy ra $$U_L=\sqrt{\left(\frac{5}{4}U\right)^2-U^2}=\frac{3}{4}U$$ \begin{align} \cos{\varphi}&=\frac{AN}{AB}\\ &=\frac{\sqrt{U^2-\left(\frac{5}{4}U-\frac{3}{4}U\right)^2}}{U}\\&\ =\frac{\sqrt3}{2} \end{align}

Câu 35. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - B

\begin{matrix}&\frac{hc}{\lambda_1}=E_N-E_L\sim13,6\left(\frac{1}{2^2}-\frac{1}{4^2}\right)\\&\frac{hc}{\lambda_2}=E_0-E_M\sim13,6\left(\frac{1}{3^2}-\frac{1}{5^2}\right)\\\end{matrix} Suy ra $$256\lambda_2=675\lambda_1$$

Câu 36. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Lực căng sợi dây thực ra là lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật $m$, nó bằng $$T=-kx+mg$$ Đồ thị $T(x)$ thực ra là đồ thị lực hồi phục $F(x)=-kx=-kA\cos{(\omega\ t+\varphi)}$ tịnh tiến lên một đoạn $mg$. Ta vẽ đường tròn pha như dưới đây

Đường tròn pha

Nhìn có vẻ lằng nhằng nhưng đừng nản nhé, chịu khó quan sát và xem giải thích chúng ta sẽ có một công cụ tuyệt vời cho loại bài toán này đấy.
Bài toán lục đàn hồi nào chúng ta cũng có thể vẽ nhur vạy, đó là:
Cái trục nằm ngang ta có thể làm thang đo cho 3 đại lượng: li độ $x$, lực hồi phục $F$ và lực đàn hồi $T$. Với $Ox$ và $OF$ thì chung gốc $O$ nhưng ngược chiều nhau, còn $OT$ thì gốc $O_T$ dịch sang phải một đoạn $mg$ đối với trục $T$ và $F$ (còn đối với trục $x$ thì khoảng dịch chuyển đó là độ dãn lò xo ở vị trí cân bằng $\Delta l_0=\frac{mg}{k}$).
Riêng bài toán này thì: \begin{matrix}\Delta l_0=10\mathrm{\ }\ cm\\\Delta l_0=\frac{A}{3}\\\end{matrix} Suy ra $$A=30\ \mathrm{cm}$$ Ban đầu vật ở vị trí cân bằng đi theo chiều dương nên điểm pha ban đầu là $P_o$ như hình vẽ.
Nếu một con lắc lò xo bình thường, quãng đường vật đi từ $t=0$ (ứng với điểm pha $P_0$ ) đến thời điểm $t_2$ (ứng với điểm pha $P_2$ ) rõ ràng là $$s=\frac{5A}{3}=5\times\frac{30}{3}=50\ \mathrm{cm}$$ Đến đây chúng ta rất dễ chọn phương án D.
Tuy nhiên, ở đây vật treo dưới sợi dây, nên từ khi lò xo không biến dạng (ứng với điểm pha $P_1$) thì sợi dây chùng và vật đi lên như một vật bị ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc $v_1$. \begin{align} v_1&=\omega\sqrt{A^2-x_1^2}\\ &=\sqrt{\frac{g}{\Delta l_0}\left(A^2-\left(\frac{A}{3}\right)^2\right)}\\ &=\sqrt{\frac{10}{0\text{,}1}\left({30}^2-{10}^2\right)}\\ &=200\sqrt{2}\ \mathrm{cm/s} \end{align} Quãng đường từ $t_1$ đến $t_2$ ta tính bằng công thức lớp 10: $v^2-v_0^2=2as$, ở đây là \begin{align} s_{12}&=2\left(\frac{v_1^2}{2g}\right)\\ &=2\left(\frac{(200\sqrt2)^2}{2\times1000}\right)\\ &=80\ \mathrm{cm} \end{align} Tổng quãng đường là $$s=\frac{A}{3}+s_{12}=90\ \mathrm{cm}$$

Câu 37. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Bước sóng trong mạch $LC$ có công thức $$\lambda=2\pi\ c\sqrt{LC}$$ Các trường hợp bài toán cho: $$\lambda=2\pi c\sqrt{L_1C_1}\\ 2\lambda=2\pi c\sqrt{3L_1C_2}$$ Bình phương hai vế và lập tỉ số ta được \begin{matrix}4=\frac{3C_2}{C_1}\\\Rightarrow\frac{C_2}{C_1}=\frac{4}{3}\\\end{matrix} Bước sóng cần tìm $$\lambda_3=2\pi\ c\sqrt{3L_1\left(C_1+C_2\right)}$$ Cũng lập tỉ số ta được \begin{align} \frac{\lambda_3}{\lambda}&=\sqrt{\frac{3\left(C_1+C_2\right)}{C_1}}\\ &=\sqrt{3\left(1+\frac{C_2}{C_1}\right)}\\ &=\sqrt{3\left(1+\frac{4}{3}\right)} \end{align} $$\lambda_3=\sqrt{7}\lambda$$

Câu 38. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Định luật baot toàn động lượng $$\vec{P}_\alpha=\vec{P}_\text{C}+\vec{P}_\text{n}$$

Tổng hợp véc tơ

$${P_\alpha}^2={P_\text{C}}^2+{P_\text{n}}^2+2P_\text{C} P_\text{n} \cos{80^0}$$ Năng lượng phản ứng $$K_\text{C}+K_\text{n}-K_\alpha=5\text{,}6\ \text{MeV}$$ Và đã có $K_\alpha=5\ \text{MeV}$ Kết hợp các phương trình ta tìm được $$K_\text{C}=0\text{,}589\ \text{MeV}$$

Câu 39. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - D

Ta vẽ giản đồ véc tơ

Giản đồ véc tơ

Khi nối tắt thì điện áp hai đầu mạch ứng với AM, khi không nối tắt điện áp hai đầu mạch ứng với AB, cả hai véc tơ này đều hợp với phương ngang góc $\frac{\pi}{3}$. Từ hình vẽ ta dễ dàng tính được $Z_L$: $$\frac{HB}{AH}=\frac{AN}{NM}=\tan{60^{\circ}}$$ \begin{align} \tan{{60}^{\circ}}=\frac{HB}{60}=\frac{EH}{40}&=\frac{EH+HB}{40+60}\\ &=\frac{EB}{100} \end{align} Suy ra \begin{align} Z_L&=EB=100\tan{{60}^{\circ}}\\ &=100\sqrt{3}\ \Omega \end{align}

Câu 40. Giải chi tiết đề vật lý Vĩnh Phúc 20222 lần 2 - A

Tần số góc $$\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=10\ \text{rad/s}$$ Vật có độ lớn vận tốc $v$ tại tọa độ $x$ thì \begin{align} |x|&=\sqrt{A^2-\left(\frac{v}{\omega}\right)^2}\\ &=\sqrt{{10}^2-\left(\frac{50\sqrt3}{10}\right)^2}\\ &=5\ \mathrm{cm} \end{align} Lực đàn hồi có độ lớn \begin{align} F_\text{đh} &=k\left(|x|+\Delta l_0\right)\\ &=k\left(|x|+\frac{mg}{k}\right)\\ &=100\left(0\text{,}05+\frac{1×10}{100}\right)\\ &=15\ \text{N} \end{align}



2 nhận xét:

  1. Dạ thầy cho em hỏi là nếu câu 34 mà đề cho ω thay đổi để ULmax thì mình sẽ có công thức như thế nào vậy thầy?

    Trả lờiXóa