Đề thi thử vật lý TN THPT - Đề số 6

Dạy học sáng tạo - Đề thi thử vật lý số 6

Hãy bấm vào nút "Bắt đầu làm bài" để thi thử miễn phí môn vật lý TN THPT. Đề thi thử vật lý TNTHPT - Đề số 6 sẽ giúp bạn kiểm tra kiến thức, kĩ năng, và quan trọng hơn cả là ôn tập, hệ thống lại kiến thức môn vật lý. Đây là hình thức thi online trong thời gian thực, nó giúp bạn rèn luyện khả năng chịu áp lực thời gian. Đề thi thử lý số 6 này hoàn toàn sát với đề minh họa vật lý 2021 của Bộ. Hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

Câu 1: Tia nào trong các tia sau đây thể hiện tính chất hạt rõ nhất?





Câu 2: Một điện tích điểm dương q đặt cố định. Hình vẽ nào sau đây ô tả đúng các đường sức điện trường do điện tích này gây ra?
Câu 2 Đường sức điện trường do điện tích điểm gây ra





Câu 3: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là





Câu 4: Một ống dây dẫn chiều dài $\ell$, tổng số vòng dây là $n$, có dòng điện cường độ $I$ chạy qua. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra trong ống dây có độ lớn là





Câu 5: Nếu bỏ qua ma sát và lực cản của môi trường, dao động của một lắc đơn là dao động điều hòa nếu thỏa mãn điều kiện nào sau đây?





Câu 6: Hình nào sau đây là dạng đồ thị biểu diễn đúng sự biến thiên số hạt nhân $N$ của chất phóng xạ theo thời gian $t$?
Câu 6 Đồ thị sự phụ thuộc số hạt nhân theo thời gian





Câu 7: Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào





Câu 8: Sóng điện từ





Câu 9: Một chất điểm khối lượng $m$ dao động điều hòa trên trục $Ox$ theo phương trình $x=A\cos(ωt+φ)$ thì lực hồi phục tác dụng lên chất điểm đó ở thời điểm $t$ là





Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về ngưỡng nghe?





Câu 11: Một mạch dao động $LC$ đang dao động điện từ tự do. Biết khoảng cách giữa hai bản tụ điện là $d$. Tại thời điểm điện áp giữa hai bản tụ điện là $u = U_{0}\cos(ωt + φ)$ thì cường độ điện trường trong tụ điện có giá trị là





Câu 12: Trong các tia phóng xạ, tia nào có khả năng đâm xuyên lớn nhất?





Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai về phản ứng hạt nhân?





Câu 14: Một điện tích điểm $q$ = 0,8 µC dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm là $U_{\text{MN}} = 3\space\text{V}$. Công của lực điện thực hiện khi điện tích $q$ di chuyển từ M đến N là





Câu 15: Một chùm tia sáng gồm hai loại bức xạ đỏ và tím, chiếu vào một máy quang phổ, trên màn ảnh của máy sẽ có





Câu 16: Tia X là





Câu 17: Một khung dây dẫn gồm 50 vòng, phẳng, quay đều trong một từ trường đều, trục quay vuông góc với các đường sức từ. Nối hai đầu khung dây với mạch điện $RLC$ với $R = 10\space\text{Ω}$, $L$ = 0,4 H, $C = 2\times10^{-3}\space\text{F}$. Từ thông qua mỗi vòng dây có biểu thức $\varphi = 8\times10^{-3}\cos(50t)$, $\varphi$ tính bằng Wb, $t$ tính bằng s. Bỏ qua điện trở thuần của khung dây. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch $RLC$ có giá trị là





Câu 18: Một sóng điện từ đang truyền theo hướng từ Bắc - Nam. Tại một điểm trong không gian sóng điện từ này, tại một thời điểm nào đó, vectơ cường độ điện trường của sóng điện từ có hướng thẳng đứng từ trên xuống, thì vectơ cảm ứng từ có hướng





Câu 19: Xét một con lắc lò xo dao động tự do trên mặt phẳng ngang và một con lắc đơn dao động tự do (với biên độ nhỏ) trong chân không tại nơi có gia tốc trọng trường không đổi. Nếu tác dụng lên con lắc lò xo một ngoại lực $\vec{F}$ không đổi hướng dọc theo trục lò xo, và tác dụng lên con lắc đơn ngoại lực $\vec{F}’$ không đổi thẳng đứng hướng xuống, các con lắc tiếp tục dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây đúng?





Câu 20: Trong các phản ứng hạt nhân sau đây, phản ứng nào là phản ứng thu năng lượng?





Câu 21: Khi con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ nhỏ thì





Câu 22: Theo mẫu nguyên tử Bo, khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng P về trạng thái dừng L thì độ lớn lực tĩnh điện giữa hạt nhân nguyên tử với êlectron của lớp vỏ nguyên tử thay đổi như thế nào?





Câu 23: Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là $c = 3\times10^8\space\text{m/s}$. Trong mạch dao động $LC$ của máy thu vô tuyến, tụ điện có điện dung biến thiên từ $2\times10^{-10}\space\text{F}$ đến $12\times10^{-10}\space\text{F}$. Để thu được dải sóng từ $50\space\text{m}$ đến $250\space\text{m}$ với một giá trị điện dung bất kì (trong khoảng giá trị đã cho) thì độ tự cảm của cuộn dây phải biến thiên trong khoảng





Câu 24: Mạch điện xoay chiều $RLC$ mắc nối tiếp, cuộn thuần cảm có cảm kháng $Z_{\text{L}} = 100\space\text{Ω}$, tụ điện có dung kháng $Z_{\text{C}} = 200\space\text{Ω}$, tổng trở $Z = 200\space\text{Ω}$. Khi điện áp tức thời hai đầu mạch bằng không thì điện áp tức thời trên tụ điện có độ lớn





Câu 25: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương $x_1 = 4\cos(2\pi t + \frac{\pi}{8})\space\text{cm}$ và $x_2 = 4\cos(2\pi t - \frac{13\pi}{24})\space\text{cm}$. Khi vật cách vị trí cân bằng $4\space\text{cm}$ thì





Câu 26: Lần lượt đặt điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện vào một điện áp xoay chiều thì cường độ hiệu dụng qua các phần tử này là như nhau và bằng $I$. Nếu mắc nối tiếp ba phần tử nêu trên vào điện áp xoay chiều này thì cường độ hiệu dụng qua mạch là





Câu 27: Trong mạch $RLC$ có $R$ và $L$ không đổi. Đặt hai đầu mạch vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và thay đổi điện dung $C$ của tụ điện. Khi dung kháng của tụ điện có các giá trị $70\space\text{Ω}$ và $110\space\text{Ω}$ thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây có cùng giá trị. Khi dung kháng bằng $120\space\text{Ω}$ thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt cực đại và biểu thức điện áp tức thời trên tụ điện là $u_\text{C} = 220\sqrt{2}\cos(\omega t + \frac{\pi}{2})\space\text{V}$, khi đó biểu thức điện áp tức thời trên đoạn mạch gồm $R$ và $L$ là





Câu 28: Một êlectron được tăng tốc từ nghỉ bằng một hiệu điện thế $400\space\text{V}$. Sau đó, êlectron được đưa vào một từ trường đều có cảm ứng từ $\vec{B}$ sao cho vận tốc của êlectron khi bắt đầu vào từ trường vuông góc với $\vec{B}$. Khi đó quỹ đạo chuyển động của êlectron là một đường tròn bán kính $R = 32\space\text{cm}$. Độ lớn cảm ứng từ là





Câu 29: Đặt vào hai đầu mạch điện không phân nhánh $RLC$ một điện áp xoay chiều (điện áp hiệu dụng không đổi) có tần số thay đổi được. Hai giá trị tần số góc $\omega_1$ và $\omega_2$ (tương ứng với các giá trị cảm kháng và dung kháng $Z_{L_1}$, $Z_{L_2}$, $Z_{C_1}$, $Z_{C_2}$) thì cường độ hiệu dụng qua mạch có giá trị bằng nhau. Hệ thức nào sau đây là sai?





Câu 30: Cho mạch điện như hình vẽ dưới đây. Trong đó: $ℰ = 4,5\space\text{V}$; $r = 1,5\space\text{Ω}$; đèn Đ ghi $3\space\text{V} – 1,2\space\text{W}$; đèn Đ sáng bình thường. Bỏ qua điện trở của dây nối. Giá trị của $R$ bằng
Mạch điện một chiều cho câu 30





Câu 31: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng trắng chiếu vào khe S có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm. M là một điểm trên màn, ở đó có đúng 3 bức xạ cho vân sáng và một trong ba bức xạ đó là bức xạ màu cam có bước sóng 0,6 µm. Ở M là vân sáng bậc mấy của bức xạ màu cam nói trên?





Câu 32: Một mẫu chất phóng xạ, ban đầu người ta đo được $10^5$ phân rã trong 1 s. Đến thời điểm $t$ thì số phân rã đo được là $0,2\times10^5$ phân rã trong 1 s. Chu kì bán rã của mẫu chất là $T = 138,2\space\text{ngày}$. Số hạt nhân của mẫu chất đó bị phân rã trong khoảng thời gian từ $t$ là





Câu 33: Hai điện tích điểm $q_1 = 2\times10^{-2}\space\text{µC}$ và $q_2 = -2\times10^{-2}\space\text{µC}$ đặt tại hai điểm A và B cách nhau $a = 30 \space\text{cm}$ trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích $q_0 = 2\times10^{-9} \space\text{C}$ đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng $a$ có độ lớn là





Câu 34: Khi nối đoản mạch một nguồn điện thì cường độ dòng điện qua nguồn là $I_0 = 2 \space\text{A}$. Nếu nối hai đầu của nguồn bằng điện trở $R_1$ thì cường độ dòng điện qua nguồn là $I_1 = 1 \space\text{A}$, còn nếu thay $R_1$ bởi $R_2$ thì cường độ dòng điện qua nguồn là $I_2 = 0,5 \space\text{A}$. Hỏi nếu mắc $R_1$ nối tiếp với $R_2$ rồi nối vào nguồn thì cường độ dòng điện qua nguồn bằng





Câu 35: Trong một mạch dao động $LC$ lí tưởng, ban đầu điện tích trên tụ điện đạt cực đại $3\space\text{μC}$. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm đạt cực đại $3\space\text{mA}$ lần đầu tiên vào thời điểm





Câu 36: Trên một sợi dây AB căng nằm ngang dài $5 \space\text{m}$ đầu B cố định, đầu A dao động với phương trình $u=2\cos(10\pi t)\space\text{cm}$, khi có sóng dừng thì đầu A đứng yên. Trên dây có $50$ điểm dao động với biên độ $2 \space\text{cm}$, tốc độ truyền sóng trên dây là





Câu 37: Một con lắc lò xo độ cứng $40 \space\text{N/m}$, một đầu gắn với vật nhỏ khối lượng $400 \space\text{g}$, một đầu tự do. Đầu tự do được tựa vào tường sao cho lò xo nằm ngang, vật nhỏ nằm trên mặt phẳng ngang nhẵn. Ấn vật dọc theo trục lò xo về phía tường để lò xo nén $10 \space\text{cm}$ rồi thả nhẹ. Quãng đường vật đi được sau thời gian $\tau =\frac{2π}{5} \space\text{s}$ kể từ khi thả là





Câu 38: Người ta dùng một đường dây tải điện một pha để dẫn điện đến thắp sáng và sưởi ấm một trại chăn nuôi, với những bóng đèn dây tóc giống nhau $220 \space\text{V} – 100\space\text{W}$. Biết điện trở trên dây dẫn điện là $5 \space\text{Ω}$, điện áp hiệu dụng trước khi truyền đi là không đổi và bằng $300\space\text{V}$, các đèn sáng bình thường. Số đèn tối đa có thể dùng đồng thời cho trại chăn nuôi này là





Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn $\text{S}_1$, $\text{S}_2$ cách nhau $20 \space\text{cm}$ dao động theo phương thẳng đứng theo các phương trình tương ứng $u_1 = u_2 = A\cos(ωt)$. Bước sóng trên mặt nước do hai nguồn này tạo ra là $λ = 4 \space\text{cm}$. Trên mặt nước, đường thẳng đi qua $\text{S}_2$, vuông góc với $\text{S}_1$$\text{S}_2$ và cắt vân giao thoa cực đại bậc nhất tại hai điểm $\text{M}$, $\text{N}$. Trên vân giao thoa cực đại bậc nhất này, số điểm dao động cùng pha với các nguồn $\text{S}_1$, $\text{S}_2$ trên đoạn $\text{MN}$ là





Câu 40: Đặt điện áp $u = U_o\cos(ωt)$ ($ω$ thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$, điện trở $R$ và tụ điện có điện dung $C$, với $CR^2 \lt 2L$. Khi $ω = ω_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại. Khi $ω = ω_2 = \frac{4}{3}ω_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại và bằng $332,61 \space\text{V}$. Giữ nguyên tần số bằng $ω_2$ và bây giờ cho $C$ thay đổi đến khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lại đạt cực. Giá trị cực đại mới này gần nhất với giá trị nào sau đây?





------- ΦΦΦΦΦ -------

2 nhận xét: